Lịch sử nghề hoàn kim việt nam

Lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam

Eunoia Jewelry
Eunoia Jewelry

Quá trình hình thành nghề kim hoàn Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc sắc. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, những bảo vật của các triều đại là dấu mốc vàng son mà thời gian để lại. Không những chứa đựng giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật mà còn thể hiện tài năng của các nghệ nhân xưa. 

Cuộc đời người khai sáng ngành kim hoàn Việt Nam

Vị tổ nghề được nhắc đến nhiều nhất là ông Cao Đình Độ, sinh năm 1744. Cư ngụ ở làng Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Ông là con của một gia đình nông dân bình thường, thời trẻ ông hạm học và được tiếp thu nhiều kiến thức Nho giáo thời xưa. Khi lớn, ông sinh sống bằng nghề bịt đồng (hàn khay gãy, bịt chén bể,…). 

Bối cảnh

Lúc bấy giờ, Các Chúa Nguyễn có trong tay nhiều mỏ vàng. Đặc biệt nhất là mỏ vàng Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy mà thủ phủ tràn ngập đồ bằng vàng. Tuy nhiên, các kỹ thuật chế tác kim hoàn ở nước ta không có nhiều chỗ đứng vì chưa ai thành thạo hay có tay nghề cao. Hầu như các đồ bằng vàng ở phủ chúa đều phải thuê thợ người Trung Quốc đến làm. Những người thợ này giấu nghề rất kỹ, không cho bất kỳ người dân địa phương nào của ta biết. Họ giữ độc quyền các kiến thức. 

Nhìn nhận sự tình như vậy, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh cho các quan trong triều thực hành các hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại. 

Dành lấy cơ hội

Sống trong hoàn cảnh đó, nhận rõ được khả năng và niềm đam mê mãnh liệt – ông Cao Đình Độ đã cố gắng trở thành người thợ xuất sắc nhất. Biết được những việc cần làm, ông dành nhiều thì giờ học tiếng Hoa với mong muốn được chỉ bảo. Cuộc sống của ông thay đổi, ông sinh hoạt, giao tiếp và cải trang thành người Hoa. Mục đích là để xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Bởi bấy giờ chỉ có người Hoa mới giúp được ông chiếm lĩnh những kiến thức về kim hoàn. 

Nhờ vào kiến thức Nho học khi thiếu thời, đam mê hiếu học cùng với lòng trung thực của mình. Không lâu sau ông được chủ tiệm vàng quý mến mà truyền nghề cho. Người Hoa có truyền thống giữ nghề cho mình. Ông biết rằng bản thân không thể nào thành công khi chỉ biết chờ đợi những kiến thức họ chỉ dạy. Ông tận dụng sự lanh lợi, khéo léo, cần cù và tính sáng tạo của mình để tự học thêm. 

Nghề kim hoàn Việt Nam tìm được nhân tài

Chỉ một thời gian sau, ông nâng cao tầm hiểu biết của mình bằng cách học thêm cách chế tạo dụng cụ để chế tác vàng, bạc. Không khước từ không việc nào. Ông siêng năng học tập chăm chỉ mỗi ngày. Tất nhiên, công sức của ông được đền đáp. Ông sở hữu kiến thức cùng với trình độ kỹ thuật cao. Ông đã sẵn sàng cạnh tranh với những người thợ gạo cội người Hoa trên đất Thăng Long lúc bấy giờ. 

Hành trình đường xa 

Vào năm 1783, Phú Xuân bị chiếm đóng bởi quân Trịnh. Ông cùng vợ đi dọc đường bờ biển, đi về hướng miền Nam. Đến làng Kế Môn, Điền Môn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế cảm nhận duyên lành nên ông dừng chân và lập nghiệp tại mảnh đất kinh đô này. 

Con trai ông là Cao Đình Hương được cha truyền lại nghề. Nhờ vào đức tình thông minh nên anh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức mà cha truyền dạy. Anh trở thành người thợ có danh tiếng tại Thuận Hóa. 

Ông Cao Đình Độ không chỉ truyền nghề cho con trai mình mà còn truyền cho một số học trò tín nhiệm khác. Biết đến là những học trò thuộc họ Huynh Công và họ Trần Mạnh. Càng về sau, hai dòng họ này tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình. Chính vì thế làng Kế Môn trở thành làng nghề hoàn kim có tiếng lúc bấy giờ ở khu vực Đàng Trong.

Mở lối cho con đường kim hoàn Việt Nam

Đến thời của nhà Tây Sơn, vua Quang Trung đem lòng quan tâm đến những làng nghề thủ công của nước nhà. Ông lập ra ngành Ngân Tượng. Điều này đã giúp danh tiếng của ông tổ Cao Đình Độ lừng danh khắp triều đình. 

Đến năm 1790, hai cha con Cao Đình Độ và Cao Đình Hương và một số người thợ giỏi khác ở làng Kế Môn vào triều đình. Họ trực tiếp hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp cho đội Cơ vệ Ngân tượng. Nơi này giúp các người thợ thực hành chế tác bạc vàng, tạo nên các đồ trang trí cung đình đặc sắc. 

Chính nhờ những đóng góp không ngừng ở trên, ông được triều đình phong chức Lãnh bình. Con trai trở thành phó Lãnh binh.

Đến năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm đất Thuận Hóa lập nên triều Nguyễn với niên hiệu Gia Long. Hai cha con họ Cao Đình và nhóm thợ làng Kế Môn vẫn được vua Gia Long trọng dụng. Họ được cấp bổng lộc và vẫn giữ tước hiệu xưa để bảo tồn và tiếp tục phải triển làng nghề kim hoàn trong Kinh thành. 

Họ chế tác nhiều sản phẩm từ bạc vàng như trâm cài tóc, hoa tai, vòng xuyến, nhẫn,…

Chấm dứt một đời người lỗi lạc

Vào ngày 28/02/1810, ông tổ nghề kim hoàn Cao Đình Độ qua đời. Ông được triều đình truy phong tước hiệu “Đệ nhất tổ sư”. Và ban đất xây lăng mộ như cái đại quan thần trong triều. 

Tiếp nối nghề của cha, Cao Đình Hướng nhận thấy tương lai dễ bị mai một của nghề. Thậm chí sẽ thất truyền nếu cứ tập trung làm việc trong triều. Chính vì thế ông quyết định rút lui khỏi triều đình mà trở về quê nhà để nối nghiệp gia đình. 

Khi trở về nhà, ông được Quang Thượng thư bộ lại mời dạy cho 3 người con là Trần Hòa, Trần Điền Trần Điện cùng với ba người cháu là Huynh Quang, Huynh Bảo và Huynh Nhật. 

Thời gian trôi đi, vào ngày 08/02/1821, ông Cao Đình Hương cũng qua đời chỉ với tuổi đời 48. Vua Minh Mạng lúc bấy giờ phong cho ông tước hiệu “Đệ nhị tổ sư” và được an táng cạnh mộ của cha mình. 

Trước khi mất, ông đã dành nhiều tâm huyết để truyền dạy lại cho các học trò của mình. Với mong muốn nghề được truyền bá khắp nơi. Thực hiện lời di chúc của thầy mình, sáu đệ tử của ông đã ra đi. Họ chia nhau thành hai hướng mà đi. Ba anh em họ Trần tiến ra Bắc lập nghiệp và nhận đệ từ. Cùng lúc đó, ba anh em họ Huynh tiến vào Nam. Tuy nhiên ba anh em họ Huy khi đi đến Phan Thiết thì một người không may qua đời. Hai người còn lại quyết định dừng chân và mở lò dạy nghề tại đây. Chính vì vậy, người ở Phan Thiết xem họ Huynh là tổ nghề kim hoàn. 

Tưởng nhớ

Với ba anh em họ Trần, sau khi thực hiện việc truyền dạy ở phía Bắc họ rời đi và tiền vào Nam. Sau đó họ dừng chân ở Chợ Lớn và mở lò bạc truyền nghề cho nhiều học trò khác. Nghĩa nặng tình thâm, vì nhờ thường thầy và anh em bè bạn mà ba anh em họ Trần lập đền thờ. Họ lấy tên là “Lệ Châu Hội Quán” vào năm 1892. “Lệ Châu Hội Quán” nghĩa là vàng chìm sông lệ, bạc xuất bờ châu.

Sau gần một thập kỷ kể từ khi hai ông tổ đệ nhất và đệ nhị qua đời. Triều Khải Định thứ 9 đã xét công lao truyền dạy nghề kim hoàn mà sắc phong cho họ “Dực bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần” vào năm 1924. Đến năm 1938, hai cha con họ được tiếp tục được sắc phong cho người có công khai sinh ngành kim hoàn Việt Nam. 

Ghi nhớ công ơn nghề kim hoàn Việt Nam

Để ghi nhớ công ơn hai cha con họ Cao Đình để lại. Vào ngày 07/02 Âm lịch hằng năm được chọn là ngày lễ tế tổ nghề kim hoàn Việt Nam. Lễ hội được những người sản xuấ và kinh doanh vàng bạc trong cả nước tổ chức khắp cả nước. 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest

Related Posts

Shopping Cart
Scroll to Top