Lịch sử hình thành kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm 

Eunoia Jewelry
Eunoia Jewelry

Theo dòng chảy của thời gian cùng với công sức của các nhà khoa học tai ba mà kim cương nhân tạo đã được ra đời. Khoa học tạo nên những bước nhảy vượt bậc cho ngành thời trang và con người tạo nên linh hồn cho mỗi viên kim cương thêm rực rỡ. 

Những nhà khoa học tài ba đã mang điều gì đến cho chúng ta?

Trước tiên, EUNOIA muốn nhắc đến những nhà khoa học vĩ đại đã đã cống hiến tuổi trẻ, sức khoẻ và đam mê của mình dành cho khoa học. Những con người tài giỏi này đã tạo nên những thay đổi lớn cho ngành vật liệu nói chung và trang sức nói riêng những bức phá mang tính thời đại. 

H. Tracy HallTracy Hall là nhà khoa học đã phát minh ra thiết bị sản xuất kim cương nhân tạo cho General Electric (GE). Ông đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển phương pháp HPHT (High Pressure, High Temperature) để sản xuất kim cương nhân tạo vào những năm 1950. Ông được công nhận là người đầu tiên tạo ra kim cương nhân tạo có chất lượng gem trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Nguồn ảnh từ tạp chí Drexel Triangle, 5/1957

Robert H. Wentorf Jr cũng là một nhà hóa học người Mỹ, đã phát triển phương pháp HPHT khác để tạo ra kim cương nhân tạo vào những năm 1950 khi làm việc tại GE.

Bên cạnh hai nhà khoa học trên còn có sự góp sức của nhiều nhà khoa học khác để kim cương nhân tạo có sự phát triển đến ngày nay. 

Các mốc thời gian nghiên cứu và phát triển kim cương nhân tạo 

– Những năm 1950: Union Carbide sản xuất những viên kim cương đầu tiên bằng Công nghệ Chemical Vapor Deposition (CVD), mở ra cánh cửa cho việc tạo ra các lớp mỏng kim loại và kim loại quý, bao gồm kim cương. Sau đó, các viên kim cương được sản xuất bằng phương pháp áp suất cao, nhiệt độ cao (HPHT). Những viên kim cương này được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, chẳng hạn như trong viễn thông và quang học laser, và làm chất mài mòn.

– Những năm 1970: Công ty General Electric (GE) tạo ra những viên kim cương nhân tạo đầu tiên có chất lượng phù hợp để sử dụng trong trang sức. Đây được coi là bước tiến lớn đối với công nghệ kim cương nhân tạo.

– Giữa thập niên 1980: Các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất với số lượng lớn cho thị trường thương mại. Ban đầu, chúng thường có kích thước nhỏ và màu vàng hoặc nâu, nhưng chất lượng dần được cải thiện theo thời gian.

– Những năm 2000: Kim cương có chất lượng phù hợp để làm trang sức được tạo ra bằng phương pháp CVD. Phương pháp này trở thành một trong những phương pháp chính để tạo ra kim cương nhân tạo, đặc biệt là cho các ứng dụng công nghệ cao.

– Giữa thập niên 2010: Kim cương nhân tạo không màu có sẵn trên thị trường trang sức với số lượng lớn. Cả hai phương pháp HPHT và CVD đều tiếp tục được ưa chuộng trong việc sản xuất kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm.

[Tài liệu về kim cương nhân tạo được tham khảo từ GIA.]

Liên hệ với EUNOIA JEWELRY

𝐄𝐔𝐍𝐎𝐈𝐀‌ ‌𝐅𝐈𝐍𝐄‌ ‌𝐉𝐄𝐖𝐄𝐋𝐑𝐘‌ ‌

Vì ai cũng có điều muốn giữ

‌87/51A‌ ‌Lê‌ ‌Văn‌ ‌Duyệt,‌ ‌Bình‌ ‌Thạnh,‌ ‌Hồ‌ ‌Chí‌ ‌Minh,‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌

‌10am‌ ‌-‌ ‌8pm‌ ‌|‌ ‌Mon‌ ‌-‌ ‌Sun‌ ‌

0964‌ ‌27‌ ‌12‌ ‌95‌

https://eunoiajewelry.com



Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest

Related Posts

Shopping Cart
Scroll to Top